Cách đóng gói hàng dễ vỡ chi tiết giúp vận chuyển đi xa an toàn
Đóng gói hàng dễ vỡ đúng cách khi cần vận chuyển đi xa là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo an toàn cho hàng hoá. Trong bài viết này Hòa Phát Vận Tải sẽ mách các bạn cách đóng gói hàng dễ vỡ đúng quy trình và chi tiết nhất.
1. Lựa chọn vật liệu đóng gói hàng dễ vỡ phù hợp
Việc lựa chọn vật liệu là bước quan trọng nhất trong cả một quy trình đóng gói sản phẩm. Hiện nay, khi bàn về cách gói đồ dễ vỡ người ta thường hay nghĩ đến việc sử dụng thùng carton, giấy bubbles, băng keo và các loại giấy chuyên dụng khác. Công dụng chung của các loại vật liệu này chính là chống thấm nước, chống trầy xước để bảo vệ hàng hóa khi vận chuyển đi xa. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay tồn tại rất nhiều loại sản phẩm có tính năng này và được bày bán với giá thành khá rẻ. Do đó, trong quá trình lựa chọn loại sản phẩm dùng để đóng gói, bạn nên tham khảo và cân nhắc thật kỹ lưỡng để mua đúng sản phẩm và đúng chất lượng nhé!
2. Cách đóng gói hàng dễ vỡ bằng màng bọc PE và giấy báo vụn
- Màng bọc PE: Sử dụng màng bọc PE quấn quanh sản phẩm mà bạn cần đóng gói để vận chuyển sẽ giúp bảo vệ hàng hóa khỏi bị trầy xước gây ra tính mất thẩm mỹ trong mắt người nhận hàng.
- Giấy báo vụn: Bạn có thể tận dụng những giấy báo cũ trong nhà mình. Sau đó chèn những phần giấy báo này vào những chỗ trống trong thùng hàng để cố định sản phẩm. Hoặc dùng chúng để gói thêm một lớp cho hàng hoá làm từ thuỷ tinh, sành, sứ như chén, ly, ấm nước,…
3. Cố định hàng dễ vỡ vào thùng
Một trong những yếu tố quan trọng khác bạn cần quan tâm khi tìm hiểu về cách đóng gói hàng dễ vỡ chính là cách cố định các loại hàng này trong thùng. Nguyên tắc để cố định hàng chính là hạn chế tối đa cách khoảng trống trong thùng carton. Về cách thực hiện cũng như lựa chọn vật liệu để thực hiện cũng khá đơn giản. Bạn có thể sử dụng những túi khí, mút xốp hoặc là dùng những tờ giấy báo vụn và cũ,… để nhét đầy những khoảng trống trong thùng xốp. Cách làm này cũng hiệu quả đối với những sản phẩm dễ vỡ nhưng bên trong có chứa thêm chất lỏng như nước hoa, sữa rửa mặt hay các sản phẩm skincare của chị em phụ nữ nói chung.
4. Đánh dấu “HÀNG DỄ VỠ” lên trên gói hàng
5. Nguyên tắc cần tuân thủ khi bốc xếp và vận chuyển hàng dễ vỡ
Để đóng gói hàng dễ vỡ một cách trọn vẹn và an toàn nhất, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:
5.1. Phân loại
5.2. Sắp xếp hàng dễ vỡ lên xe
5.3. Lấp đầy tối đa các khoảng trống
5.4. Lựa chọn đơn vị vận tải hàng dễ vỡ uy tín
6. Hàng dễ vỡ là gì. Đặc điểm của hàng dễ vỡ
Hàng dễ vỡ là những mặt hàng được làm từ các chất liệu mỏng giòn và có nguy cơ bị vỡ, hư hỏng nếu như quá trình vận chuyển không cẩn thận.
Hàng dễ vỡ có khá nhiều loại như:
- Hàng công nghệ và các linh kiện điện tử
- Hàng tiêu dùng được đựng trong chai, lọ, chất liệu thuỷ tinh: Bia, rượu, các loại hoá chất, nhiệt kế,…
- Đồ dùng trong bếp
- Đồ gia dụng được làm từ thuỷ tinh như các loại đèn.
7. Các ký hiệu về hàng dễ vỡ
- Ký hiệu hình chiếc ly bị vỡ
- Sử dụng chữ viết
- Sử dụng màu sắc của băng keo